Nhân vị tính Cá_nhân

Một bức tranh trừu tượng vẽ một cá nhân của Paul Klee. Để định nghĩa khái niệm cá nhân là thử thách lớn.
Bài chi tiết: Nhân vị tính

Tiêu chuẩn cho sự tồn tại một cá nhân... được thiết kế để sao chụp lại những thuộc tính (chủ thế của sự quan tâm nhân văn nhất về chính mình và là nguồn gốc của những gì mà chúng ta coi là quan trọng nhất và rắc rối nhất trong cuộc đời chúng ta).

– Harry G. Frankfurt

Nhân vị tính (personhood) là tình trạng đối tượng đang tồn tại như một cá nhân. Định nghĩa nhân vị tính là một chủ đề gây tranh cãi trong triết họcluật học. Định nghĩa này liên quan chặt chẽ đến các khái niệm chính trị và pháp lý như quyền công dân (citizenship), bình đẳng trước pháp luậttự do. Theo luật, chỉ thể nhân (tự nhiên nhân) hoặc nhân cách pháp lý mới có các quyền lợi, được bảo hộ, có đặc quyền, trách nhiệm, và trách nhiệm pháp lý.[3]

Nhân vị tính tiếp tục là chủ đề của cuộc tranh luận quốc tế, và được chất vấn trong suốt quá trình bãi bỏ chế độ nô lệ và đấu tranh cho nữ quyền, trong các cuộc tranh luận về phá thai, quyền thai nhi, và trong tranh biện về quyền động vật.[4]

Nhiều cuộc tranh luận khác nhau đã tập trung vào các câu hỏi về nhân vị tính của nhiều lớp thực thể khác nhau. Về mặt lịch sử, nhân vị tính của động vật, phụ nữ, và nô lệ là chất xúc tác cho sự biến đổi xã hội. Trong nhiều xã hội ngày nay, những người trưởng thành thường được coi là các cá nhân, nhưng tùy theo văn cảnh, lý thuyết, hay định nghĩa, phạm trù "cá nhân" ("person") có thể được lấy để bao hàm các thực thể không là con người như động vật, trí tuệ nhân tạo, hay sự sống ngoài hành tinh, cũng như các thực thể pháp lý như các doanh nghiệp, các quốc gia có chủ quyền và các cộng đồng (polity), hoặc tài sản trong thủ tục chứng thực di chúc (probate).[5]

Phạm trù này có thể loại trừ một số thực thể là con người đang phát triển trước khi được sinh ra, hay những kẻ điên khùng, bại hoại tâm thần quá độ.